Quy trình giải quyết việc xếp lại lương đối với cán bộ, công chức cấp xã
Quy trình giải quyết việc xếp lại lương đối với cán bộ, công chức cấp xã

1. Mục đích

Nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước, Thành phố đối với cán bộ, công chức cấp xã.

2. Phạm vi

áp dụng đối với việc giải quyết đề nghị xếp lại lương đối với công chức cấp xã có thay đổi về bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ chuyên trách thay đổi công tác, bố trí giữ chức danh công chức cấp xã

3. Tài liệu viện dẫn

- Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ CC xã, phường, thị trấn.

- Nghị định số 121/ 2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường thị trấn.

- Thông tư số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của liên bộ Nội vụ, Tài chính, Lao động TB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/ 2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường thị trấn.

- Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty Nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

- Quyết định số 3437/QĐ-UB ngày 16/12/2004 của UBND Thành phố Hải phòng về việc ban hành quy định công tác quản lý cán bộ, công chức xã phường, thị trấn thuộc Thành phố Hải phòng.

4. Thuật ngữ và định nghĩa

- XDCQ: Xây dựng chính quyền.

- Xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã

5 Nội dung quy trình

5.1 Lưu đồ

5.2 Mô tả

5.2.1 Yêu cầu

Hồ sơ đề nghị xếp lại lương đối với cán bộ, công chức cấp xã được tiếp nhận trực tiếp tại Bộ phận một cửa, Sở Nội vụ.

5.2.2 Tiếp nhận hồ sơ

Chuyên viên Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ theo danh mục:

1. Đối với trường hợp đề nghị xếp lại lương đối với công chức cấp xã có thay đổi về bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ:

- Công văn đề nghị của UBND cấp huyện, kèm theo danh sách trích ngang công chức cấp xã đề nghị xếp lại lương ( theo mẫu)

- Công văn đề nghị của UBND cấp xã đề nghị xếp lại lương đối với công chức

- Quyết định xếp lương gần nhất đối với công chức

- Bản sao văn bằng chuyên môn có công chứng

2. Đối với trường hợp đề nghị xếp lại lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã thay đổi công tác, bố trí giữ chức danh công chức cấp xã:

- Công văn đề nghị của UBND cấp huyện, kèm theo danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách đề nghị bố trí lại vào chức danh công chức và xếp lương công chức cấp xã (theo mẫu)

- Công văn đề nghị của UBND cấp xã đề nghị bố trí cán bộ chuyên trách vào chức danh công chức và xếp lương công chức cấp xã

- Sơ yếu lý lịch cán bộ

- Quyết định xếp lương công chức trước khi giữ chức danh cán bộ chuyên trách (nếu có), hoặc quyết định phê chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách lần đầu

- Bản sao văn bằng chuyên môn có công chứng

Việc tiếp nhận hồ sơ được thể hiện trong Phiếu nhận hồ sơ và trả kết quả theo BM.VP.04.01 và Phiếu thụ lý hồ sơ theo Biểu mẫu BM.XDCQ.02.01 chuyển về Phòng Xây dựng chính quyền.

5.2.3 Thụ lý

Chuyên viên thụ lý dự thảo công văn của Sở Nội vụ về việc xếp lại lương đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Trong quá trình xem xét dự thảo văn bản nếu phát hiện ra các điểm không phù hợp ( hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu hoặc phát hiện ra thông tin dẫn đến việc hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu) – lập phiếu yêu cầu bổ sung điều chỉnh hồ sơ theo biểu mẫu BM.VP.01.02; sau đó làm công văn gửi đơn vị yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.

Kết quả thụ lý được chuyển đến Trưởng phòng xem xét

- Trưởng phòng yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nếu cần thiết.

- Trường hợp cần điều chỉnh bổ sung hồ sơ chuyển bước 5.2.3

Kết quả thụ lý hồ sơ và xem xét của Trưởng phòng được cập nhật vào Phiếu thụ lý hồ sơ theo biểu mẫu BM.XDCQ.01.01

5.2.4 Kiểm tra thể thức văn bản

Văn bản dự thảo được chuyển đến Chuyên viên Pháp chế – Tổng hợp xem xét về mặt hình thức, nội dung văn bản (theo Quy trình QT.VP.05). Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung, Chuyên viên Pháp chế – Tổng hợp thông báo cho Chuyên viên thụ lý bổ sung, chỉnh sửa sau đó hoàn chỉnh văn bản trình Giám đốc Sở duyệt.

5.2.5 Phê duyệt của Giám đốc Sở

Giám đốc Sở xem xét hồ sơ:

- Trường hợp không đồng ý trả lại bước 5.2.3

- Trường hợp đồng ý, tiến hành phê duyệt văn bản.

5.2.6 Trả kết quả

Chuyên viên thụ lý hoàn thiện văn bản. Chuyển văn thư:

+ Vào sổ Đăng ký văn bản đi

+ Nhân bản, đóng dấu.

Chuyển kết quả cho chuyên viên Bộ phận một cửa trả kết quả cho đơn vị (công văn thỏa thuận), có ký nhận

5.2.7 Thời gian giải quyết các công việc trong quy trình: 5 ngày làm việc.

Cụ thể :

- Nhận hồ sơ (Bộ phận 1 cửa): 1/2 ngày

- Phòng XDCQ thụ lý: 2 ngày

- Chuyên viên Pháp chế- tổng hợp: 1/2 ngày

(kiểm tra thể thức nội dung văn bản)

- Giám đốc sở duyệt: 1 ngày

- Hoàn chỉnh hồ sơ: vào sổ, nhân bản, đóng dấu và trả kết quả: 1 ngày

5.2.8. Lưu hồ sơ

- Chuyển phòng XDCQ: 01 công văn thỏa thuận để lưu, theo dõi.

- Văn thư lưu hồ sơ, sau đó cuối tháng chuyển Lưu trữ cơ quan.

6. Hồ sơ

TT

Tên hồ sơ

Nơi lưu

Thời gian lưu

1

Sổ theo dõi

Phòng XDCQ

5 năm

2

Phiếu nhận hồ sơ và trả kết quả

Văn phòng

5 năm

3

Phiếu thụ lý hồ sơ

Văn phòng

5 năm

4

Phiếu yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

Văn phòng

5 năm

5

Hồ sơ

Văn phòng

5 năm

7. Phụ lục

1/ BM.VP.04.01: Phiếu nhận hồ sơ và trả kết quả

2/ BM.VP.04.02: Phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ

3/BM.XDCQ.01.01 Phiếu thụ lý hồ sơ

4/BM.XDCQ.02.01: Sổ theo dõi



image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0