Quy trình Thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, giải thể đối với các cơ quan hành chính trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hải Phòng
Quy trình Thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, giải thể đối với các cơ quan hành chính trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hải Phòng

1. MỤC ĐÍCH

Quy định về thủ tục, hồ sơ, trình tự và thời gian giải quyết việc thành lập, tổ chức lại chia tách, sáp nhập, giải thể đối với các cơ quan hành chính trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hải Phòng.

2. PHẠM VI

Áp dụng đối với quá trình thành lập, tổ chức lại chia tách, sáp nhập, giải thể đối với các cơ quan hành chính trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp của Thành phố Hải Phòng.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ về việc quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước.

4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

- Cơ quan hành chính trực thuộc Sở gồm các: Chi cục và tương đương trực thuộc Sở.

- Đơn vị sự nghiệp: các đơn vị được thành lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố, hoặc Sở, hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện; thuộc biên chế sự nghiệp (sau đây gọi là đơn vị), gồm: các trường học, bệnh viện, trung tâm ...

- Chuyên viên phụ trách chuyên đề: là Chuyên viên của phòng Tổ chức bộ máy thuộc Sở Nội vụ được phân công theo dõi, tổng hợp chuyên đề về Tổ chức bộ máy.

- Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối): Chuyên viên của phòng Tổ chức bộ máy hoặc phòng Xây dựng chính quyền thuộc Sở Nội vụ được phân công theo dõi các cơ quan, đơn vị.

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1 Lưu đồ


2.2 Mô tả

5.2.1 Yêu cầu

Đơn vị, tổ chức có yêu cầu thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, giải thể đối với các cơ quan hành chính trực thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Hải Phòng lập hồ sơ chuyển về Sở Nội vụ tại Văn thư Sở để chuyển về Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) theo quy trình quản lý văn bản đến QT.VP.01. Nếu chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) nhận trực tiếp thì phải chuyển lại cho Văn thư để thực hiện theo đúng quy trình.

5.2.2 Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở, Văn thư chuyển hồ sơ về Trưởng phòng Tổ chức bộ máy hoặc Trưởng phòng Xây dựng chính quyền xem xét chuyển cho Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) thụ lý giải quyết.

Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) tiếp nhận hồ sơ theo các danh mục sau:

+ Tờ trình

+ Đề án

+ Văn bản xin ý kiến và văn bản trả lời ý kiến của các cơ quan liên quan

+ Dự thảo điều lệ/ quy chế hoạt động ( đối với đơn vị sự nghiệp)

+ Dự thảo quyết định

+ Các văn bản khác có liên quan ( đối với trường hợp kiện toàn, giải thể tổ chức)

Việc tiếp nhận hồ sơ được ghi nhận trong Phiếu đánh giá hồ sơ theo biểu mẫu BM.TCBM.01.01.

5.2.3 Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) kiểm tra sơ bộ hồ sơ, chú ý:

a) Tờ trình phải thể hiện được:

- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý

- Tóm tắt những nội dung chính của đề án

- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần xin ý kiến UBND thành phố.

- Thẩm quyền đề nghị

b) Nội dung của đề án:

- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức

- Loại hình tổ chức

- Cơ cấu tổ chức

- Các yếu tố cần thiết bảo đảm cho tổ chức cần thành lập hoạt động; trong đó có dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức.

- Phương án thành lập và lộ trình hoạt động của tổ chức

- Kiến nghị

- Văn bản xin ý kiến và văn bản trả lời của các cơ quan có liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức ( Báo cáo tiếp thu ý kiến)

- Dự thảo quyết định

- Dự thảo điều lệ/ quy chế hoạt động ( đối với đơn vị sự nghiệp)

Trường hợp hồ sơ đơn vị thiếu hoặc cần điều chỉnh bổ sung, Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) lập phiếu yêu cầu điều chỉnh, bổ sung theo biểu mẫu BM.VP.04.02, sau đó làm công văn trình Giám đốc Sở ký gửi cho đơn vị.

5.2.4 Thẩm định

Trước khi thẩm định Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) phải thông báo cho Chuyên viên phụ trách chuyên đề biết để tổng hợp và có thể tham gia vào các nội dung cần thiết.

Chuyên viên theo phụ trách bàn (khối) tiến hành thẩm định hồ sơ theo các nội dung:

- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, loại hình tổ chức, cơ cấu tổ chức của tổ chức ( cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế).

- Hồ sơ, thủ tục theo quy định

- Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với tổ chức

- Tính khả thi của của việc thành lập tổ chức

Đối với trường hợp kiện toàn, giải thể tổ chức thì cần phải chú ý những vấn đề sau:

- Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

- Quy định trách nhiệm tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề trong đề án.

- Các văn bản xác nhận của cơ quan liên quan về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.

Quá trình thẩm định được kiểm soát theo biểu mẫu BM.TCBM.01.01.

Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) thẩm định dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định, cần nêu rõ:

- Thống nhất hay không thống nhất việc thành lập, kiện toàn tổ chức, giải thể tổ chức hoặc chưa thành lập.

- Các vấn đề phải nghiên cứu thêm.

Kết quả thẩm định được chuyển Trưởng phòng xem xét.

5.2.5 Trưởng phòng Tổ chức bộ máy hoặc Trưởng phòng Xây dựng chính quyền xem xét, tham gia

Trưởng phòng Tổ chức bộ máy hoặc Trưởng phòng Xây dựng chính quyền xem xét và tham gia ý kiến vào các văn bản.

Khi Trưởng phòng yêu cầu điều chỉnh, Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ, trình Trưởng phòng duyệt và ký tắt.

5.2.6 Phó Giám đốc Sở phụ trách xem xét, tham gia

Phó Giám đốc Sở phụ trách bộ máy xem xét, tham gia vào các văn bản

Khi Phó Giám đốc Sở phụ trách yêu cầu điều chỉnh, Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ, trình Giám đốc Sở.

5.2.7 Rà soát thể thức và nội dung văn bản

Văn bản được chuyển cho Công chức Pháp chế – Tổng hợp rà soát, kiểm tra thể thức và nội dung văn bản sau đó chuyển Giám đốc Sở duyệt.

5.2.8 Giám đốc Sở duyệt

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện:

Giám đốc Sở duyệt, ký công văn thoả thuận để Ủy ban nhân dân quận, huyện ra quyết định, sau đó thực hiện tiếp bước 5.2.11, 5.2.12.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Sở:

Giám đốc Sở duyệt văn bản, ký tắt để trình Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt, ký và thực hiện các bước tiếp theo (từ 5.2.9- 5.2.12).

Trường hợp Giám đốc Sở yêu cầu bổ sung, điều chỉnh, Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) có trách nhiệm khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh theo yêu cầu của Giám đốc Sở.

5.2.9 Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt ký

Công chức Pháp chế – Tổng hợp:

- Chuyển hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố để trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt ký.

- Kết hợp với Phòng tổ chức bộ máy, phòng XDCQ để cung cấp thêm thông tin hoặc các vấn đề có liên quan khi có yêu cầu bổ sung hoặc giải trình các vấn đề liên quan.

5.2.10 Theo dõi việc duyệt ký của Ủy ban nhân dân thành phố

Công chức Pháp chế – Tổng hợp có trách nhiệm:

- Theo dõi việc duyệt ký của Ủy ban nhân dân Thành phố

- Nhận kết quả duyệt ký của Ủy ban nhân dân Thành phố, vào sổ, nhân bản, đóng dấu và xin ý kiến Giám đốc Sở cho phép triển khai.

5.2.11 Trả kết quả

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Sở:

Công chức Pháp chế – Tổng hợp chuyển kết quả cho Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) để trả cho đơn vị hoặc tổ chức có yêu cầu.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện: Văn thư vào sổ, nhân bản, đóng dấu chuyển kết quả cho Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) để trả cho đơn vị hoặc tổ chức có yêu cầu

5.2.12 Lưu hồ sơ

- Công chức Pháp chế – Tổng hợp hoặc Văn thư lưu hồ sơ, sau đó chuyển Lưu trữ cơ quan theo quy định.

- Chuyển Chuyên viên phụ trách địa bàn (khối) 01 bản để lưu và theo dõi. và Chuyên viên phụ trách chuyên đề Phòng Tổ chức bộ máy 01 bản tổng hợp kết quả thực hiện.

6. HỒ SƠ

TT

Tên hồ sơ

Nơi lưu

PP lưu

Thời gian lưu

1

Hồ sơ gốc

Lưu trữ Sở

Bản cứng

Lâu dài

2

Văn bản thẩm định

Lưu trữ Sở

Bản cứng

Lâu dài

3

Văn bản kết quả

Lưu trữ Sở

CVphụtrách

Cv địa bàn

Bản cứng

Lâu dài

4

Phiếu đánh giá hồ sơ

Lưu trữ Sở

Bản cứng

Lâu dài

5

Phiếu yêu cầu bổ sung sửa chữa

Lưu trữ Sở

Bản cứng

6

Phiếu nhận hồ sơ và trả kết quả

Lưu trữ Sở

Bản cứng

Lâu dài

7. PHỤ LỤC

1/ BM.TCBM.02.01: Phiếu đánh giá hồ sơ

2/ BM.VP.04.01: Phiếu nhận hồ sơ và trả kết quả
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0