Quy trình kiểm tra công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức

Quy trình kiểm tra công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức

1. MỤC ĐÍCH

Đảm bảo cho quá trình kiểm tra được tiến hành đúng quy định của Pháp luật và giúp cho công tác quản lý Nhà nước của Sở đạt hiệu quả.

2. PHẠM VI

Áp dụng cho các cuộc kiểm tra thường xuyên và đột xuất về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức của Sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong phạm vi thành phố Hải Phòng.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

- Luật Thanh tra

- Nghị định số 41/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ nhà nước hàng năm của Giám đốc Sở.

4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

CBCC: Cán bộ công chức

5. NỘI DUNG

5.1 Sơ đồ quá trình




5.2 Mô tả quá trình kiểm tra

5.2.1 Lập kế hoạch

Căn cứ vào:

- Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra sở

- Tình hình công tác tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức

- Chỉ đạo từ các cơ quan nhà nước cấp trên

Thanh tra viên phụ trách mảng công việc được phân công xây dựng Kế hoạch kiểm tra cho năm tiếp theo, nêu rõ: số lượng các cuộc kiểm tra, thời gian dự kiến, phạm vi thực hiện, dự kiến về nguồn lực.

Chánh thanh tra tổng hợp thành Kế hoạch kiểm tra năm của Thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt

Kế hoạch kiểm tra năm phải được hoàn thành trước 31 tháng 12 hàng năm

Giám đốc Sở xem xét yêu cầu, điều chỉnh nếu cần thiết và phê duyệt Kế hoạch kiểm tra

5.2.2 Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết

Căn cứ vào:

- Kế hoạch kiểm tra năm đã được phê duyệt

- Các yêu cầu kiểm tra đột xuất đã được Lãnh đạo Sở đồng ý

Thanh tra viên phụ trách mảng công việc tiến hành:

- Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm tra

- Các căn cứ cần thiết để tiến hành cuộc kiểm tra

Trong quá trình thu thập thông tin, nếu cần thiết có sự phối hợp với các cơ quan khác trong/ngoài Sở, Thanh tra viên đề xuất trình Chánh thanh tra đề nghị đơn vị phối hợp cung cấp thông tin.

Trên cơ sở thông tin thu thập, thanh tra viên lập kế hoạch kiểm tra chi tiết, nêu rõ: lý do kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, thời gian tiến hành, nguồn lực (con người, kinh phí, phương tiện, thiết bị công tác)

Dự thảo văn bản thông báo kiểm tra và Quyết định thành lập đoàn kiểm tra

Chánh thanh tra chủ trì thống nhất việc phối kết hợp với các đơn vị khác về nguồn lực và phạm vi chịu trách nhiệm ( trong trường hợp cần thiết).

+ Đối với các phòng ban đơn vị thuộc sở: khi có đề nghị của Chánh thanh tra sở, lãnh đạo các phòng chuyên môn có trách nhiệm cử người phối hợp hoặc cung cấp tài liệu liên quan phục vụ cuộc kiểm tra.

+ Đối với các ngành liên quan: theo đề xuất của Chánh thanh tra sở, Lãnh đạo Sở mời đại diện các ngành đến để thống nhất phương pháp phối hợp (nếu thấy cần thiết .

Chánh thanh tra xem xét, yêu cầu điều chỉnh nếu cần thiết và ký nháy vào Kế hoạch văn bản thông báo kiểm tra và Quyết định thành lập đoàn kiểm tra trình Giám đốc Sở phê duyệt

5.2.3 Phê duyệt

Phó Giám đốc Sở xem xét, tham gia để Giám đốc Sở phê duyệt, ký:

- Nếu đồng ý, phê duyệt kế hoạch, thông báo và ban hành quyết định.

- Nếu cần điều chỉnh, bổ xung thì nêu rõ yêu cầu hoặc không đồng ý và chuyển lại bước 5.2.2

5.2.4 Tiến hành kiểm tra

5.2.4.1 Chuẩn bị

Công việc này dành cho Trưởng đoàn kiểm tra:

- Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc kiểm tra

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong đoàn kiểm tra.

- Tổ chức cho các thành viên trong đoàn thảo luận kỹ nội dung cuộc kiểm tra để xác định trọng tâm, trọng điểm và phương pháp tiến hành cuộc kiểm tra.

- Thu thập và xử lý thông tin cần thiết:

+ Đặc điểm tình hình hoạt động của đối tượng

+ Báo cáo của đối tượng về tình hình thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch chi tiết tiến hành cuộc kiểm tra với Chánh thanh tra Sở

- Chuẩn bị kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phục vụ

5.2.4.2 Tiến hành kiểm tra

- Công bố quyết định kiểm tra

- Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra

- Tổ chức đối thoại, chất vấn

- Lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ từng phần của cuộc kiểm tra

Các thành viên trong đoàn có những nhận xét cụ thể kết quả kiểm tra theo nhiệm vụ được phân công, trưởng đoàn tổng hợp và lập biên bản kiểm tra. biên bản phải được thông qua tại buổi làm việc và các bên cùng ký tên.

5.2.4.3 Kết thúc cuộc kiểm tra

- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra

- Thông báo hoặc công bố kết luận kiểm tra

5.2.5 Báo cáo

Trưởng đoàn kiểm tra:

- Báo cáo kết quả kiểm tra với Lãnh đạo Sở

- Dự thảo các văn bản cần thiết yêu cầu đơn vị được kiểm tra khắc phục các điểm không phù hợp đã phát hiện trong quá trình kiểm tra

Giám đốc Sở xem xét, yêu cầu điều chỉnh nếu cần thiết và tiến hành phê duyệt.

5.2.6 Theo dõi

Thanh tra viên phụ trách mảng công việc chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục của các đơn vị được kiểm tra đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

5.2.7 Tổng hợp báo cáo

Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm, Chánh thanh tra phân công thanh tra viên lập báo cáo tổng hợp gửi các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của Pháp luật

6. HỒ SƠ

TT

Tên hồ sơ

Nơi lưu

Thời gian lưu

1

Quyết định thành lập đoàn kiểm tra

Thanh tra Sở

1 năm

2

Văn bản thông báo kiểm tra

Thanh tra Sở

1 năm

3

Báo cáo của đơn vị được kiểm tra

Thanh tra Sở

1 năm

4

Báo cáo của các thành viên trong đoàn kiểm tra

Thanh tra Sở

1 năm

5

Kết luận kiểm tra

Thanh tra Sở

1 năm

Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến cuộc kiểm tra

Thanh tra Sở

1 năm

Sau thời gian lưu ở trên hồ sơ được bàn giao cho Lưu trữ cơ quan.

7. PHỤ LỤC

Không có

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0